Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam

Chúng ta thường nghe nói tới Phan Xi Păng (Fansipan) là nóc nhà của Việt Nam cũng như là nóc nhà Đông Dương (3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia). Tuy nhiên bên cạnh Phan Xi Păng thì chúng ta cũng còn rất nhiều đỉnh núi cao khác. Hôm nay hãy cùng gicungbiet tìm hiểu về top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhé.

10. Đỉnh Chung Nhía Vũ (2.918 m)

Thuộc khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, Lai Châu, là ranh giới tự nhiên trên đường biên Việt – Trung. Để đến được đây từ Hà Nội, du khách di chuyển lên Sa Pa, rồi qua Y Tý, sau đó từ Y Tý sang Nậm Xe. Đường đi Chung Nhía Vũ chủ yếu men theo suối, những cánh rừng nguyên sinh gần như nguyên vẹn với cây to thân gỗ cao 50 m.

9. Nhìu Cồ San (2.965 m)

Tên đỉnh núi này, theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là Sừng Trâu, nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Dãy núi Nhìu Cồ San có 2 đỉnh chĩa ra giữa trời, uốn cong như chiếc sừng trâu. Vào mùa hoa đỗ quyên tháng 3-4, cả đỉnh núi Nhìu Cồ San chìm đắm trong sắc đỏ và tím. Đây cũng là ngọn núi với nhiều củ Sâm rừng.

8. Pờ Ma Lung (2.967 m)

Nằm ở xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, Lai Châu.

7. Tà Chì Nhù (2.979 m)

Tà Chì Nhù còn có tên khác là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Đây cũng chính là nóc nhà của tỉnh Yên Bái. Ngọn núi này nằm ở khu vực xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

6. Tả Liên Sơn (2.996 m)

Còn được gọi là Cổ Trâu. Đây là đỉnh núi cao nhất khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

5. Khang Su Văn (3.012 m)

Hay còn được gọi là Phàn Liên San hay U Thái San, nằm ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

4. Dãy Ky Quan San (3.046 m)

Còn có cái tên khác là Bạch Mộc Lương Tử, là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, mới được khai phá đường lên năm 2012.

3. Núi Putaleng (3.049 m)

Nằm tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cung leo núi dài, địa hình núi dốc dựng đứng. Thử thách lớn nhất của Putaleng là ba ngọn núi dốc dựng đứng không có một đoạn bằng phẳng.

2. Đỉnh Pusilung (3.083 m)

Đỉnh núi nằm tại xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp biên giới Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao thứ hai Việt Nam, sau Fansipan. Để đến được đỉnh, người leo núi phải vượt qua khoảng 11 con suối lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, các đoạn rừng lau, cỏ tranh, rừng trúc, dẻ, sồi.

1. Fansipan (3.143 m)

Là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh. Hiện có 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan.