Top 10 động vật nặng nhất hành tinh

Bạn có bao giờ tự hỏi động vật nào nặng nhất hành tinh? Liệu có phải là những con voi châu Phi to lớn với cân nặng hơn cả một chiếc xe oto tải hay là hươu cao cổ – những nhà vô địch về chiều cao? Hãy cùng gicungbiet khám phá danh sách top 10 loài động vật nặng nhất hành tinh nhé!

10. Gấu Kodiak (816 kg)

Loài gấu Kodiak sống tại quần đảo Kodiak, thuộc Alaska, Mỹ. Trung bình gấu Kodiak đực trưởng thành có chiều cao lên đến 3m và trọng lượng có thể đạt đến hơn 800kg. Gấu cái có kích thước nhỏ hơn 20-30% con đực.

9. Cá sấu (1,04 tấn)

Cá sấu là loài bò sát lớn nhất thế giới. Cá sấu trưởng thành có chiều dài từ 1,8-7,6 m và trọng lượng từ 150kg – hơn 1 tấn. Tuy nhiên để tăng trưởng trọng lượng từ khoảng 150kg lên đến 1 tấn thì những con cá sấu này phải sống đến khoảng 100 năm.

Chúng sử dụng năng lượng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Cá sấu không đổ mồ hôi. Chúng há miệng để làm mát cơ thể.

8. Bò tót châu Á (1,13 tấn)

Bò tót châu Á có nguồn gốc từ Nam Á, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 m và nặng 1,13 tấn. Trọng lượng bò tót châu Á đực lớn hơn 30% con cái. Bò tót châu Á sinh sống theo bầy đàn, từ 9-13 con, ở đồng cỏ và rừng thường xanh.

7.Hươu cao cổ (1,6 tấn)

Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới, được tìm thấy với số lượng lớn ở Nam Phi. Chúng có chiều cao hơn 6 m và nặng từ 1,27-1,59 tấn. Riêng phần chân đã đạt đến chiều cao 1.8m tương đương với một người trưởng thành. Loài này có thể tăng tốc khi cần và đạt đến tốc độ lên đến 55km/h

6. Hà mã (3,4 tấn) 

Hà mã là động vật có vú trên cạn lớn thứ 3 Trái Đất. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi. Chúng dành nhiều thời gian trong nước để hạ nhiệt cơ thể nặng nề của mình. Hàng ngày, một con hà mã tiêu thụ hơn 36 kg cỏ.

5. Tê giác trắng (3,5 tấn) 

Tê giác trắng sinh sống nhiều ở khắp châu Phi. Tê giác trắng cũng là loài lớn nhất trong 4 loài tê giác còn sống trên thế giới. Loài này hiện chỉ còn khoảng 20.000 cá thể đang còn sống và được liệt vào nhóm gần bị tuyệt chủng. Riêng phân loài Tê giác trắng phương bắc hiện tại đã được xem như là tuyệt chủng khi cá thể đực cuối cùng đã qua đời.

4. Voi châu Á (5 tấn)

Voi châu Á là loài voi lớn thứ 2 Trái Đất, là động vật trên cạn lớn nhất châu Á. Đồng thời so với các loài động vật sống trên cạn, voi Châu Á cũng là loài mang thai dài nhất lên đến 23 tháng. Khi sinh ra thì voi con có thể đạt đến trọng lượng là 90kg.

3. Voi châu Phi (6,35 tấn)

Voi châu Phi là động vật sống trên cạn nặng nhất trên thế giới. Chúng sống chủ yếu ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới ở châu Phi. Một con voi châu Phi trưởng thành có thể tiêu thụ lên đến 136kg thức ăn mỗi ngày.

2. Cá mập voi (18 tấn): 

Cá mập voi có chiều dài 12 m và trọng lượng lên đến hơn 18 tấn. Phân bổ chủ yếu ở các khu vực biển nhiệt đới ấm áp khắp thế giới. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài nhuyễn thể, vi tảo, cua,… vì thế chúng cũng vô hại với con người.

1. Cá voi xanh (200 tấn): 

Nhà vô địch về trọng lượng này có chiều dài cơ thể lên đến 30 m và trọng lượng đạt đến 200 tấn. Trái tim của loài này có kích thước tương đương một chiếc oto 4 chỗ ngồi. Ngoài ra thì lưỡi của cá voi xanh cũng có trọng lượng lên đến 3 tấn, ngang ngửa trọng lượng trung bình của một con voi trưởng thành. Có lẽ vì sự to lớn đó nên cá voi xanh chính là nhà vô địch về cả trọng lượng và âm thanh trong thế giới động vật.

Để hình dung được sự to lớn của cá voi xanh, các bạn có thể xem hình so sánh bên dưới.