Vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam

Từ thời xa xưa vào những năm 2879 trước CN khi vua Hùng đời thứ I khai sinh ra nước Văn Lang. Cho đến vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là vua Bảo Đại. Nước ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm với 10 triều đại phong kiến xuyên suốt chiều dài lịch sử. Hôm nay hãy cùng gicungbiet.net tìm hiểu về vị vua đời thứ 13 cũng là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nhé.

Thuở nhỏ

Vua Bảo Đại sinh ngày 22 tháng 10, năm 1913 tại kinh thành Huế. Tên thật ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Bảo Đại có cha là vua Khải Định, mẹ là Từ Cung Thái Hậu. Về xuất thân của Bảo Đại đến nay vẫn có rất nhiều giả thuyết cho rằng ông không phải là con ruột của vua Khải Định. Tuy nhiên tất cả đều không có bằng chứng xác thực nào cụ thể về các giả thuyết này ngoại trừ việc vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích đàn bà.

Vào năm 1922, khi mới vừa 9 tuổi thì ông sang Pháp du học. Đến năm 1925 thì vua Khải Định băng hà. Ông chứng thức về Việt Nam và kế vị hoàng đế với niên hiệu là Bảo Đại. Lúc  đó ông chỉ mới 12 tuổi. Sau khi để tang xong cha mình, năm 1926 thì ông lại tiếp tục về Pháp để du học.

Sau mười năm du học, mãi đến năm 1932 thì Bảo Đại chính thức về nước và trị vì Việt Nam tại Huế cho đến năm 1945.

Vua Bảo Đại

Hoàng đế Đại Nam

Do được du học từ nhỏ ở phương Tây, Bảo Đại đã thực hiện rất nhiều cải cách. Từ việc sắp lại công việc triều chính cho đến cải cách những hủ tục. Có thể kể đến bao gồm:

  • Thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới.
  • Mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua.
  • Các quan của ta cũng không cần phải quỳ lạy.
  • Thành lập Viện Dân Biểu để người dân trình bày nguyện vọng lên nhà vua.

    Vua Bảo Đại và vợ

Năm 1934, vua Bảo Đại cưới bà Nguyễn Hữu Thị Lan. Sắc phong bà làm Nam Phương Hoàng Hậu ngay trong ngày cưới. Đám cưới này cũng mang nhiều câu chuyện xung quanh.

Đầu tiên là sự phản đối từ nhiều phía vì vợ ông là người công giáo và mang quốc tịch Pháp. Kế đến là việc sắc phong hoàng hậu cho bà Nguyễn Hữu Thị Lan ngay ngày cưới cũng là tiền lệ chưa có trong triều Nguyễn. Trước đây đã có rất nhiều phi tần dù được sủng ái hết mực nhưng chỉ đến khi qua đời thì mới được sắc phong lên làm Hoàng Hậu. Bảo Đại bãi bỏ luôn cả hậu cung và cam kết “một vợ một chồng” dù về sau ông cũng có thêm hai thứ phi và nhiều tình nhân khác.

Thoái vị

Sau khi Cách Mạng Tháng 8 thành công, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ông trở thành một công dân bình thường. Dùng tên thật là Vĩnh Thụy. Trong bản tuyên ngôn thoái vị, Bảo Đại có câu nói “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ”

Tháng 9 – 1945, Vĩnh Thụy được chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho chính phủ lâm thời.

Năm 1946, Vĩnh Thụy tham gia phái đoàn chính phủ Việt Nam sang thăm Trùng Khánh tại Trung Quốc. Tuy nhiên lúc về thì ông không trở về nước mà lại tách đoàn để tới Côn Minh rồi sang Hương Cảng (Hồng Kông).

Tháng 4, năm 1949, Vĩnh Thụy về nước sau tham chính 3 năm sinh sống tại Hồng Kông.

Cuộc sống lưu vong đến cuối đời

Vào năm 1956, ông sống lưu vong trên đất Pháp. Cuộc sống lưu vong tại Pháp của Vĩnh Thụy ngày càng khổ cực hơn vì lối sống xa hoa của ông trước đây. Dần dần các cơ sở kinh doanh của ông tại Việt Nam bị tịch thu. Ông phải bán đi tài sản của mình từ các lâu đài tráng lệ đến những chiếc xe sang trọng.

Đến những năm cuối đời, cuộc sống của Bảo Đại ngày càng khó khăn hơn. Ông sống lặng lẽ tại một căn hộ nhỏ ở thủ đô Paris. Tất cả gia tài và quyền lực của ông đều đã không còn. Ông phải sống dựa vào khoảng trợ cấp 20,000 Franc/tháng từ chính phủ Pháp.

Bảo Đại cũng chính là vị vua thọ nhất triều Nguyễn. Ông qua đời vào năm 1997 tại bệnh viện Quân Y Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi.