Rêu Us Fiss – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc tốt nhất

Rêu Us Fiss là một loại rêu thủy sinh lá lông mịn màu xanh lục đậm. Rêu bám vào gỗ lũa, đá với thân rễ tạo thành các đệm tròn hoặc quần thể giống như bãi cỏ rất đẹp mắt. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin về Rêu Us Fiss qua bài viết dưới đây nhé.

Rêu Us Fiss

Rêu Us Fiss hoặc Rêu Phượng Hoàng là một loại rêu thủy sinh Bắc Mỹ, gần đây đã trở nên rất phổ biến trong giới chơi cá cảnh nước ngọt. Đây là một loài thực vật xanh tươi rất mượt mà, bám vào hầu hết các bề mặt và cuối cùng có thể phát triển thành một thảm thực vật với kích thước ấn tượng. 

Giống như nhiều loại thực vật thủy sinh khác, rêu là nơi ẩn náu của tôm và cá con, cũng là nơi ăn cỏ hấp dẫn và hữu ích cho tôm cá. Rêu có thể dễ dàng gắn vào lũa, đá, phát triển chậm và cần ánh sáng từ thấp đến trung bình.

Đặc điểm

  • Tên tiếng Anh: Fissidens fontanus “Phoenix Moss”
  • Nhiệt độ: 19 – 25 độ C
  • gH, kH: không ảnh hưởng nhiều
  • Thích hợp để trồng: tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh
  • Ánh sáng: yêu cầu từ thấp – trung bình
  • CO2: yêu cầu trung bình
  • Sinh trưởng: chậm 
  • pH: 6.0 – 7.0
  • Xuất xứ: Bắc Mỹ 

Cách trồng và chăm sóc

Giống như các loại rêu khác, rêu Us Fiss yêu cầu về độ sạch của nước. Tảo có thể phát triển do các chất lơ lửng lắng đọng trên lá rêu.Vì vậy, trong các bể rêu Us Fiss nên bổ sung các loại tép dọn bể như tép mũi đỏ, tép yamato, tép suối thanh mai và các loại tép khác để chúng dọn dẹp rêu hại. 

Dòng nước trong bể không được quá, cần di chuyển vừa phải, trên toàn bộ thể tích bể để tránh hình thành các vùng tĩnh lặng. Nhiệt độ nước trong bể có thể thay đổi từ 22 đến 27 độ C và pH 6 – 8. Ánh sáng mạnh và cung cấp C02 làm tăng tốc độ phát triển của rêu. Loại cây này ưa nước sạch, đó là lý do phải có lọc.  

Trong tự nhiên, rêu sử dụng cách sinh sản bằng bào tử. Bào tử của nó được hình thành trong một vỏ hạt gọi là túi bào tử. Khi túi bào tử chín và nứt vỡ, các bào tử sẽ trực tiếp vào cây mẹ để phát triển.

Bạn có thể trồng rêu trong bể thủy sinh bằng cách cắt thành nhiều mảnh. Sau đó buộc bằng chỉ vào vỉ sắt, lũa hoặc đá. Trong một vài ngày, rêu bắt đầu tự bám vào giá thể, dần bao phủ khắp bề mặt.